Huyết áp thấp là gì? Biểu hiện của huyết áp thấp như thế nào

Người bị huyết áp thấp cần được kiểm tra thường xuyên

Huyết áp đang trở thành căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh huyết áp cao rất nguy hiểm cho con người, gây nên rất nhiều những căn bệnh nghiêm trọng, các vấn đề về bệnh tim mạch và có thể vỡ các mạch máu trong hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, huyết áp thấp cũng là căn bệnh khiến nhiều người lo lắng.

Huyết áp là gì?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu huyết áp là gì. Theo y học, huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp của những người bình thường cũng lên tục thay đổi. Vào ban ngày, huyết áp cao hơn ban đêm do cơ thể có nhu cầu tiêu thụ một lượng máu lớn để duy trì các hoạt động của cơ thể, ban đêm hoạt động ít nên cơ thể cần ít máu hơn.  Khi cơ thể vận động, gắng sức thể lực, xúc động mạnh hoặc căng thẳng thần kinh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Vì thế, những người mắc chứng huyết áp cao cần giữ được tinh thần ổn định, tránh những xúc cảm đột ngột hoặc căng thẳng quá.

Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp  được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường. Những người bị huyết áp thấp thường bị thiếu máu đến các cơ quan trên cơ thể nên cũng rất nguy hiểm. Huyết áp con người có thể thay đổi thất thường do xúc cảm hay vận động; vì thế, để xác định một người mắc bệnh cao huyết áp hay huyết áp thấp cần phải đo nhiều lần trong ngày và thường xuyên.

Người bị huyết áp thấp cần được kiểm tra thường xuyên
Người bị huyết áp thấp cần được kiểm tra thường xuyên

Huyết áp thấp khiến con người có biểu hiện gì?

Những người có dấu hiệu huyết áp thấp thường hay hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, xay xẩm măt mày, nhất là khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Biểu hiện rõ nhất có thể thấy là khi không ăn sáng, người bị huyết áp thấp rất dễ bị chóng mặt, đau đầu và nặng hơn có thể ngất tại chỗ. Khi được bổ sung một chút gừng hoặc đường để nâng cao huyết áp thì sẽ khỏi rất nhanh.

Người bị huyết sp thấp dễ bị hoa mắt, chóng mặt
Người bị huyết sp thấp dễ bị hoa mắt, chóng mặt

Ngoài ra, huyết áp thấp còn có một số biểu hiện như:

  • Cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thiếu sức sống và rất muốn được nghỉ ngơi.
  • Những người có chứng huyết áp thấp rất hay thiếu ngủ, buồn ngủ kể cả khi vừa ngủ dậy.
  • Thị lực giảm sút, mắt mờ, dễ buồn nôn.
  • Khi gặp các vấn đề về tinh thần bất ngờ rất dễ bị sốc và ngất.
  • Da khô, nhăn nheo, tóc rụng nhiều.
  • Khi làm việc nặng thở dốc, có thể chỉ là leo cầu thang.

Huyết áp thấp nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp, tuy nhiên sau đây là một số nguyên nhân chính:

  • Do hạ đường huyết trong máu.  Khi hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi. Khi cơ thể bị đói hoặc dùng thuốc điều trị đái tháo đường quá liều. Bệnh nhân cảm thấy chân tay bủn rủn, chóng mặt, lờ đờ, buồn ngủ, trán vã mồ hôi.
  • Do cơ thể mất quá nhiều nước hoặc mắc bệnh tiêu chảy, nôn mửa. Lượng nước trong cơ thể mất đi khiến máu trong cơ thể không đủ áp lực để vận chuyển đến các cơ quan.
  • Do chảy máu cấp: khi các chấn thương vỡ tạng đặc biệt (gan, lách, thận) do xuất huyết nội như chảy máu dạ dày tá tràng, chảy máu do vỡ tĩnh mạch, ho ra máu, do lấy máu lúc đói,…
  • Do sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
  • Huyết áp thấp do nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, Lượng máu và oxy không đủ cung cấp cho cơ thể khiến cơ thể rất mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Huyết áp thấp có thể do stress và di truyền từ thế hệ trước để lại.

Huyết áp thấp gây ra rất nhiều những nguy hiểm cho cơ thể, vì vậy càn phát hiện và điều trị kịp thời để tránh được những biến chứng khó lường.

1
Chuyên gia tư vấn?