Bạn gặp bất thường nào về Huyết áp, rối loạn tiền đình? Hãy chia sẻ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn.
Huyết áp thấp chữa thế nào?
Hỏi bởi Xuân NguyễnTôi 40 tuổi, hay đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, nhất là khi mất ngủ, lo lắng hoặc lao động nhiều. Huyết áp bình thường là 85/60mmHg, có phải thấp quá không? Cần khắc phục như thế nào?
Bảo Huyết Khang
Chị thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đó là các dấu hiệu hay gặp ở những người bị huyết áp thấp. Còn ngột ngạt, khó thở nhất là khi lo lắng, mất ngủ, khi làm việc nặng... thì rất có thể là triệu chứng của bệnh tim.
Nói chung bệnh huyết áp thấp hay gặp ở phụ nữ và người trẻ tuổi, đỡ dần cùng với thời gian. Nguyên nhân hay gặp nhất là các bệnh lý tim mạch như hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ... Khi bị suy tim nặng thì huyết áp cũng thường thấp. Huyết áp thấp cũng có thể gặp ở những người lớn tuổi, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột hay ở chỗ đông người, ngột ngạt...
Để chẩn đoán bệnh huyết áp thấp, phải đo huyết áp. Nên đo ở cả tư thế nằm, ngồi và đứng. Rất nhiều người chỉ bị huyết áp thấp khi đứng, do vậy nếu chỉ đo khi nằm hay ngồi thì sẽ không phát hiện ra bệnh.
Để khắc phục huyết áp thấp, phải điều trị nguyên nhân. Ở những người không tìm thấy nguyên nhân, có thể phải dùng thuốc nâng huyết áp và thuốc tăng cường tuần hoàn não nhằm làm giảm cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Xem tiếp »Chữa huyết áp thấp bằng Đông y
Hỏi bởi Minh ĐứcTôi bị huyết áp thấp nên hay chóng mặt, hoa mắt... Tôi nghe nói thuốc Đông y chữa bệnh này rất hiệu quả, xin được hướng dẫn
Bảo Huyết Khang
Y học cổ truyền không có bệnh danh huyết áp thấp, song có chứng huyền vựng thể hư với các biểu hiện giống huyết áp thấp. Các bài thuốc Đông y chữa chứng này cũng rất phong phú.
Nếu bệnh nhân thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, tim hồi hộp, mạch nhỏ đập yếu nghĩa là tâm dương không đủ, cần làm cho dương của tâm phấn chấn lên. Dùng bài thuốc sau: quế chi 10 g, nhục quế 10 g, cam thảo chích 10 g, có thể thêm đẳng sâm, mạch môn, ngũ vị tử (nếu có âm hư), sắc uống. Bình quân mỗi người dùng 7-9 thang. Thuốc có tác dụng nâng huyết áp,
Nếu bệnh nhân thấy chân tay mệt mỏi nặng nề, sợ lạnh và dễ ra mồ hôi, dễ cảm, ăn uống không ngon, ăn xong thấy bụng trướng (hoặc không chịu ăn) nghĩa là khí của tì vị kém (chức năng tiêu hóa kém), phải làm khỏe tỳ vị, bổ khí huyết. Dùng bài thuốc sau: quế chi, bạch thược, chích cam thảo, đương quy, đảng sâm, ngọc trúc, trần bì, chỉ thực, sinh khương, đại táo, sắc uống.
Nếu bệnh nhân thấy họng khô miệng khát, lòng bàn chân bàn tay nóng, đoản hơi, rêu lưỡi ráo, mạch nhỏ nhanh nghĩa là thận âm không đủ và tâm khí âm hư, cần bổ thận, dưỡng âm, ích khí. Dùng bài thuốc sau: thục địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì, đảng sâm, mạch môn, ngũ vị tử, sắc uống.
Những người bị huyết áp thấp nên lưu ý: Khi đang ngồi, muốn đứng lên thì cần đứng từ từ để hệ tuần hoàn có thời gian thích nghi với sự thay đổi tư thế. Nếu cảm thấy chóng mặt thì nhắm mắt và vịn cho vững. Khi cảm thấy ổn định thì mở mắt ra và tiếp tục làm việc. Ngoài ra, cần đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể thao hợp lý, phù hợp với sức khỏe của mình.
Xem tiếp »Người huyết áp thấp nên ăn gì?
Hỏi bởi Tuyết MaiTôi 49 tuổi, huyết áp thường chỉ ở mức 98/60, nhích lên một chút (102/65) là đau đầu. Vậy có thể xem là huyết áp thấp không? Người huyết áp thấp phải ăn uống ra sao? Người bình thường mỗi ngày dùng cà phê, ớt, sữa, đậu nành với lượng bao nhiêu là vừa?
Bảo Huyết Khang
Huyết áp được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) từ 90 đến dưới 140 mmHg; huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) từ 60 đến dưới 90 mmHg. Huyết áp của chị: 98/60 mmHg là hoàn toàn bình thường chứ không phải là huyết áp thấp.
Người huyết áp thấp cần phải ăn uống điều độ, đặc biệt không nên bỏ bữa hoặc nhịn đói, vì việc nhịn đói sẽ gây hạ đường huyết, làm cho huyết áp tụt, gây nguy hiểm. Nên uống cà phê, trà gừng có đường khi cảm thấy mệt mỏi, ngoài ra không phải kiêng loại thức ăn nào.
Cà phê chứa cafein (chất gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương), giúp người ta tỉnh táo, sảng khoái. Tuy nhiên, việc dùng nhiều quá sẽ gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người cao huyết áp không nên dùng. Người bình thường chỉ nên dùng 1-2 tách hoặc 1-2 gói mỗi ngày; nên uống vào buổi sáng để tránh gây mất ngủ.
Ớt chứa nhiều beta caroten, một chất rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn nhiều ớt (nhất là loại ớt quá cay) có thể gây viêm, bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày. Mỗi bữa chỉ nên ăn tối đa 1-2 trái, bỏ hạt. Người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng không nên ăn.
Sữa đậu nành là loại thức ăn rất tốt, đặc biệt đối với người cao tuổi. Thực phẩm này giàu chất đạm, béo, vitamin và chất khoáng. Chất béo của sữa đậu nành chủ yếu là các axit béo không no (có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch). Đậu nành còn có các Isoflavone, giúp đề phòng bệnh ung thư. Thông thường 100 g đậu chế biến được 1 lít sữa. Mỗi ngày nên uống khoảng nửa lít.
Xem tiếp »Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình?
Hỏi bởi BUI THUY THUY TRANGDấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình là gì? Bệnh thường gặp ở lứa tuổi nào?
Bảo Huyết Khang
Triệu chứng chính của rối loạn tiền đình là chóng mặt, nếu không có chóng mặt thì không phải rối loạn tiền đình. Các triệu chứng kèm theo có thể là hồi hộp, tim nhanh, lo sợ, đổ mồ hôi, nặng đầu, nôn ói…
Chóng mặt thường có hai dạng. Thứ nhất là chóng mặt dữ dội, người bệnh thấy bản thân mình hoặc đồ vật xung quanh quay tròn. Thường chóng mặt thành cơn ngắn, xuất hiện khi xoay đầu, thay đổi tư thế và hết khi nằm hoặc ngồi yên, xuất hiện lại mỗi khi đổi tư thế. Đợt bệnh có thể kéo dài vài giờ tới cả tháng; Thứ hai là cảm giác xây xẩm, choáng váng, lâng lâng. Loại chóng mặt này thường kéo dài, không thành cơn rõ, nặng lên khi di chuyển. Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Xem tiếp »Thưa bác sĩ, tôi hay đau ở phía sau đầu, cảm giác như có ai nắm tóc mình giật mạnh vậy. Tôi thường bị vài lần trong năm. Khi đi bệnh viện, bác sĩ chuẩn đoán bị rối loạn tiền đình, kê thuốc magie-b6 và tolperisone hydrochloride. Dùng được 2 năm nhưng thấy tình hình không thuyên giảm. Xin bác sĩ cho tư vấn giúp tôi cách điều trị như thế nào là tốt nhất. Có nên hạn chế vấn đề gì để bệnh có thể giảm không? Cám ơn bác sĩ.
Bảo Huyết Khang
Triệu chứng đau giật trên đầu có thể thuộc nhóm đau đầu căng cơ (hay đau đầu căng thẳng), đau đầu mạch máu (đau đầu migraine).
Nếu cơn đau gây khó chịu nhiều hoặc kéo dài, tái lại thường xuyên thì phải khám chuyên khoa thần kinh để điều trị liên tục, thường mất vài tháng. Nếu đau thưa và không nặng nề thì chỉ cần tập thể dục, thư giãn, tránh các căng thẳng quá mức, ngủ đủ, tránh ăn bột ngọt, phô mai, chocolate, cà phê.
Lưu ý: Chỉ được uống thuốc paracetamol giảm đau nếu cơn đau không thường xuyên. Nếu uống thuốc này trên hai ngày liên tục thì về sau đau đầu có thể xảy ra ngày càng nhiều hơn.
Xem tiếp »Có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?
Hỏi bởi Vo Kim ThuyRối loạn tiền đình ngoại biên điều trị trong khoảng thời gian bao lâu? Có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?
Bảo Huyết Khang
Nhiều người bị bệnh tiền đình ngoại biên có thể tự khỏi. Một số trường hợp khỏi rất nhanh, chưa đầy một tiếng đồng hồ, song nhiều người phải mất vài ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng mới bớt.
Do đó đối với những trường hợp nặng, kéo dài hoặc tái đi tái lại thì bắt buộc phải khám tìm nguyên nhân và điều trị. Đặc biệt, nếu ngoài chóng mặt, còn kèm theo cảm giác tê yếu tay chân, yếu mặt, nói khó...thì bắt buộc phải đến bệnh viện khám ngay để điều trị kịp thời.
Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc và loại rối loạn tiền đình và mức độ đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng.
Xem tiếp »Tôi thường xuyên bị đau đầu đầu bên trái?
Hỏi bởi Nguyễn Thị Mai HươngTôi thường xuyên bị đau đầu đầu bên trái, khi đau có cảm giác theo nhịp. Ngồi xuống đứng lên hoa mắt, chóng mặt. Đi tàu xe bị say, tụt huyết áp. Xin hỏi bác sĩ, có phải tôi bị rối loạn tiền đình không? Bệnh này phòng như thế nào, có thể ăn thực phẩm nào phòng bệnh rối loạn tiền đình?
Bảo Huyết Khang
bạn đang bị hai vấn đề riêng biệt: Một là đau đầu, nhiều khả năng là đau đầu migraine. Hai là rối loạn tiền đình. Gọi là riêng biệt nhưng hai bệnh này có thể liên quan với nhau, vì nhiều trường hợp bị đau đầu migraine có thể gây chóng mặt.
Việc đầu tiên bạn nên làm là đi khám ở chuyên khoa thần kinh để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng bệnh. Bên cạnh đó cần phải tập thể dục, ngủ đủ giấc, không ăn bột ngọt, phô mai, chocolate sẽ giảm các cơn đau đầu. Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột, cúi ngửa đầu quá mức để tránh những cơn hoa mắt chóng mặt.
Huyết áp thấp cũng là một nguyên nhân thường xuyên gây hoa mắt chóng mặt. Bạn nên đi đo, nếu huyết áp thường xuyên thấp thì bạn phải khám chuyên khoa tim mạch đề tìm ra nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
Xem tiếp »